Khi bạn mua một sản phẩm, như một chiếc điện thoại chẳng hạn, bạn sẽ có một bản “Hướng dẫn sử dụng”. Bản Hướng dẫn sử dụng đó được mô tả chi tiết cách dùng, cách vận hành và cách tự sửa chữa khi bạn gặp vấn đề với máy móc. Nó được mô tả đầy đủ sao cho bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng tự nghiên cứu và sử dụng. Tương tự như vậy, mỗi doanh nghiệp cũng cần phải có một bản Hướng dẫn sử dụng đầy đủ và chi tiết sao cho bất kỳ nhân viên nào cũng có thể dễ dàng tiếp cận và thực hiện.
Đòn bẩy là gì? Nó giúp gì cho chủ doanh nghiệp?
Đòn bẩy, Leverage là nguyên tắc áp dụng trong kinh doanh giúp chủ doanh nghiệp làm ít được nhiều.Khi bạn mua một sản phẩm, như một chiếc điện thoại chẳng hạn, bạn sẽ có một bản “Hướng dẫn sử dụng”. Bản định hướng đó được mô tả chi tiết cách dùng, cách vận hành và cách tự sửa chữa khi bạn gặp vấn đề với máy móc. Nó được mô tả đầy đủ sao cho bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng tự nghiên cứu và sử dụng. Tương tự như vậy, mỗi doanh nghiệp cũng cần phải có một bản hướng dẫn đầy đủ và chi tiết sao cho bất kỳ nhân viên nào cũng có thể dễ dàng tiếp cận và thực hiện.
Khi bạn bắt đầu khởi sự kinh doanh, chắc chắn là bạn chưa xác định rõ điều đó. Có thể bạn đã lập một bản Kế hoạch Kinh doanh hoàn chỉnh, nhưng kế hoạch đó không mô tả đầy đủ quy trình vận hành của doanh nghiệp, đó chỉ là một bản mô tả tổng thể. Bạn cần có một bản Hướng dẫn vận hành hệ thống mô tả đầy đủ cách vận hành doanh nghiệp của bạn. Chúng tôi gọi đó là lập một đòn bẩy cho doanh nghiệp.
Khi bắt đầu công việc kinh doanh, mọi công việc còn đơn giản và sơ khai, các chủ doanh nghiệp thường dùng phương pháp “chỉ và bảo” cách làm công việc đó như thế nào cho nhân viên của họ. Tuy nhiên, không thể kéo dài việc này mãi mãi được. Khi mở rộng kinh doanh, bạn sẽ ngày càng bận rộn và cái việc “chỉ và bảo” ngốn rất nhiều thời gian của bạn.
Và chính xác đó là điều tôi muốn nói: đầu tiên bạn sẽ không có nhiều thời gian để thực hiện đúng chức năng lãnh đạo của mình, tiếp theo là bạn sẽ không có đủ thời gian để lúc nào cũng chạy theo nhân viên để “chỉ và bảo”, và cuối cùng công việc kinh doanh của bạn đi xuống vì bạn không thể cầm tay chỉ việc mọi nhân viên mọi lúc mọi nơi. Và tất nhiên là bạn cũng không dành được thời gian để xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững.
Nếu bạn đang phải làm việc 12-16 tiếng mỗi ngày, lúc nào cũng phải “chỉ và bảo” nhân viên phải làm gì, và dành thời gian để chỉnh sửa lỗi sai của họ, thì đó là lúc bạn cần đến đòn bẩy cho doanh nghiệp.
Một số nguyên tắc của đòn bẩy
Làm một lần, dùng nhiều lần
Nguyên tắc của đòn bẩy chính là bạn chỉ cần làm một lần. Viết ra quy trình công việc những gì bạn đang làm và chuyển giao nó cho người khác sẽ làm cho lần tới. Bạn cũng cần phải điều chỉnh những bước trong quy trình này cho đến khi nó trở nên nhất quán nhất, và dần dần nhân viên của bạn tự dựa vào quy trình để làm theo mà không cần bạn “chỉ và bảo” nữa. Như vậy, bạn đã hệ thống hóa được quy trình vận hành doanh nghiệp. Với quy mô lớn hơn, nếu bạn viết một cuốn sách và phát hành cuốn sách đó, bạn chỉ cần viết sách một lần, bạn sẽ được nhận tiền nhuận bút mỗi khi có ai mua cuốn sách đó của bạn.
Làm ít – Được nhiều
Đòn bẩy là một cách giúp bạn tăng hiệu quả công việc, bạn chỉ cần bỏ một chút nỗ lực mà vẫn làm ít được nhiều, tương tự như bạn dùng một chiếc đòn bẩy để nâng một vật nặng. Bạn chỉ cần liên tục điều chỉnh quy trình sao cho hợp lý, hiệu quả vận hành doanh nghiệp sẽ càng ngày càng tốt hơn và mang lại kết quả càng ngày càng nhất quán hơn.
Chia để nhân
Đó là nguyên tắc “chia sẻ” với nhân viên để “nhân bản” chính bạn thành nhiều người khác vận hành các quy trình của doanh nghiệp sao cho tốt hơn trước rất nhiều. Ví dụ, khi bắt đầu doanh nghiệp, bạn sẽ phải tự làm rất nhiều việc khác nhau, từ nhỏ tới lớn. Khi bạn có thêm nhân viên, bạn có thể giao những việc nhỏ cho nhân viên làm giúp bạn. Chẳng hạn như việc đánh một văn bản trên máy tính và in ra, hay fax một bản fax tới khách hàng, hay cách gọi điện thuyết phục khách hàng mua một sản phẩm bạn đang bán chậm. Khi một nhân viên đó đã thuần thục với quy trình, thì bạn yêu cầu nhân viên đó hướng dẫn cho một nhân viên khác làm công việc tương tự. Lúc đó bạn có nhiều nhân viên làm việc hiệu quả hơn và bạn rảnh thời gian hơn.
Xây dựng một đội nhóm năng động và hiệu quả đòi hỏi sự tập trung và cống hiến. Làm việc với một huấn luyện viên kinh doanh chuyên nghiệp có thể giúp bạn đạt được các mục tiêu của đội nhóm. Tìm hiểu thêm về Huấn luyện Doanh nghiệp ActionCOACH. Hãy liên hệ với ActionCOACH Hanoi West và kết nối với một huấn luyện viên kinh doanh phù hợp, chúng tôi cam kết mang lại kết quả tuyệt vời cho doanh nghiệp của bạn.
ActionCOACH Hanoi West – Huấn luyện doanh nghiệp xuất sắc
– Add: Tầng 4, Cầu nối tháp A-B Central Point, 219 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
– Hotline: 0936 048 848 / 0962968848
– Email: [email protected]
– Fanpage: https://www.facebook.com/ActionCOACHHanoi