Thông thường việc thúc đẩy sự thay đổi ở nơi làm việc là một thách thức rất lớn. Bên cạnh đó, quá trình thay đổi đòi hỏi phải được diễn ra một cách nhanh chóng. Nghiên cứu của McKinsey với các giám đốc điều hành về nỗ lực chuyển đổi doanh nghiệp cho thấy tỷ lệ thất bại lên đến 70&. Vậy doanh nghiệp gặp khó khăn trong quản trị sự thay đổi là do đâu?

Với những biến động liên tục xảy ra trong môi trường kinh doanh hiện nay, quản lý sự thay đổi đã trở thành một trong những chức năng kinh doanh quan trọng nhất – đặc biệt trong các trường hợp sau:

  • Áp dụng công nghệ mới.

  • Sáp nhập & mua lại.

  • Thay đổi trong ban lãnh đạo (nhân sự, phong cách…).

  • Chuyển đổi văn hóa doanh nghiệp.

  • Trong thời kỳ khủng hoảng.

Sự phản kháng là một phần tự nhiên của quá trình thay đổi, Khi kỳ vọng của cá nhân bị gián đoạn, chúng ta thường cảm thấy không thoải mái. Sau đây là một số lý do tại sao nhân viên của bạn chống lại sự thay đổi cũng như ảnh hưởng của phản ứng này đối với chiến lược quản lý thay đổi của doanh nghiệp.

Xem thêm: Quản trị sự thay đổi – chìa khóa bứt phá của doanh nghiệp

Quản lý sự thay đổi trong doanh nghiệp 2022 - Công Ty Cổ Phần Phát Triển  Open End

1. Thiếu năng lực

Nhân viên của bạn có thể thiếu những kỹ năng hoặc kiến thức cần thiết để hoạt động trong môi trường mới. Nỗi sợ hãi về những điều chưa biết có thể khiến mọi người không tham gia đầy đủ các kháo đào tạo. Một số lo lắng rằng họ sẽ không hiểu cách vận hành hệ thống mới và sẽ bị “lu mờ” bởi những đồng nghiệp nhạy bén hơn.

2. Không có thiện chí

Việc thiếu niềm tin sẽ dẫn đến phản ứng chống lại sự thay đổi. Có thể nhân viên của bạn không nhìn ra ý nghĩa của cách vận hành mới.; họ tin rằng sự thay đổi là quá khó hoặc quá rủi ro. Một số khác lo lắng công việc của họ sẽ ít quan trọng và đánh giá thấp hơn.

3. Mệt mỏi với thay đổi

Thay đổi đòi hỏi nỗ lực rất lớn về mặt tinh thần. Lấy ví dụ những ai từng đi du lịch từ quốc gia này sang quốc gia khác sẽ hiểu rõ cảm giác kiệt sức vào cuối ngày khi phải chuyển đổi liên tục ngôn ngữ sử dụng. Quá nhiều hệ thống mới, tổ chức sáp nhập…có thể dẫn tới tình trạng mệt mỏi. Sau một thời gian, hầu hết đều khao khát sự ổn định và ngần ngại khi phải đối mặt với biến động lần nữa.

4. Vấn đề cá nhân

Rất ít người có một cuộc sống hoàn hảo, hầu hết họ đều có những mối lo lắng riêng. Những người sắp nghỉ hữu, ly hôn hay bị bệnh hiểm nghèo,… thường kháng cự lại sự thay đổi với mong muốn giữ được phần nào kiểm soát cuộc sống của mình. Về lý trí họ hiểu lý do cần thay đổi, nhưng về phương diện cảm xúc, họ thường cảm thấy khó khăn hoặc không thể chấp nhận điều đó. Trong hoàn cảnh này, doanh nghiệp cần hơn hết những cấp lãnh đạo đối xử tế nhị, với tinh thần nhân ái, cảm thông cũng như cách biết nuôi dưỡng tinh thần cầu tiến nơi nhân viên.

Xem thêm: Vì sao doanh nghiệp gặp khó khăn trong quản trị sự thay đổi

Thái độ phản kháng không phải biểu hiện của sự không trung thành hoặc bất tài. Việc xây dựng và thực thi chiến lược quản lý sự thay đổi hiệu quả sẽ khuyến khích mọi thành viên thảo luận về mối quan tâm của mình, ngăn ngừa tình trạng áp đặt quan điểm.

Nếu doanh nghiệp của bạn chưa làm tốt vấn đề này, hãy liên hệ với ActionCOACH Hanoi West, gặp những nhà huấn luyện của ActionCOACH Hanoi West . Hi vọng bài viết đã đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *