Người chủ doanh nghiệp thành công chính là người nhận biết rõ con đường phát triển thông qua đội ngũ nhân viên của mình. Đó là tuyển dụng đúng người, đào tạo họ (và tiếp tục quá trình đào tạo một cách liên tục), đặt họ vào khuôn khổ hệ thống và cơ cấu của doanh nghiệp. Đòn bẩy nhân sự nghĩa là xây dựng một đội ngũ nhân viên ngày càng chuyên nghiệp hơn sao cho họ có thể tiếp tục tăng bội số nỗ lực của người chủ doanh nghiệp.
Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đang tạo một mô hình làm việc mà người chủ doanh nghiệp phải làm việc rất vất vả nhiều tiếng mỗi ngày, và thường là họ kiếm được rất ít tiền so với công sức bỏ ra, nếu tính theo thu nhập trên số giờ làm việc. Dù cho họ có làm việc vất vả đến đâu, họ cũng không thể tăng được thu nhập bởi vì họ không có hơn 24 giờ mỗi ngày.
Khái niệm về đòn bẩy là gì? Nó giúp gì cho chủ doanh nghiệp?
Đòn bẩy, Leverage là nguyên tắc áp dụng trong kinh doanh giúp chủ doanh nghiệp làm ít được nhiều. Khi bạn mua một sản phẩm, như một chiếc điện thoại chẳng hạn, bạn sẽ có một bản “Hướng dẫn sử dụng”. Bản định hướng đó được mô tả chi tiết cách dùng, cách vận hành và cách tự sửa chữa khi bạn gặp vấn đề với máy móc. Nó được mô tả đầy đủ sao cho bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng tự nghiên cứu và sử dụng. Tương tự như vậy, mỗi doanh nghiệp cũng cần phải có một bản hướng dẫn đầy đủ và chi tiết sao cho bất kỳ nhân viên nào cũng có thể dễ dàng tiếp cận và thực hiện.
Khái niệm về đòn bẩy chính là gia tăng bội số công sức của người chủ doanh nghiệp, để có thể thu lại lợi nhuận gấp nhiều lần. Ví dụ, nếu bạn là một nhà văn, bạn viết một cuốn sách hết 100 giờ và bạn đem xuất bản, thì số tiền bạn thu về tính theo giờ làm việc có thể tính bằng vài nghìn giờ. Nếu bạn sáng chế ra một sản phẩm và bạn đưa vào kinh doanh, bạn sẽ kiếm được gấp nhiều lần công sức và thời gian mà bạn bỏ ra để chế tạo sản phẩm đó. Nhưng trong kinh doanh chúng ta không nhìn theo hướng đó, vì vậy một giải pháp khác để tạo đòn bẩy chính là thông qua đội ngũ nhân viên.
Xem thêm: Sử dụng đòn bẩy nhân sự và đào tạo để vận hành doanh nghiệp hiệu quả
Khi bắt đầu công việc kinh doanh, mọi công việc còn đơn giản và sơ khai, các chủ doanh nghiệp thường dùng phương pháp “chỉ và bảo” cách làm công việc đó như thế nào cho nhân viên của họ. Tuy nhiên, không thể kéo dài việc này mãi mãi được. Khi mở rộng kinh doanh, bạn sẽ ngày càng bận rộn và cái việc “chỉ và bảo” ngốn rất nhiều thời gian của bạn.
Và chính xác đó là điều tôi muốn nói: đầu tiên bạn sẽ không có nhiều thời gian để thực hiện đúng chức năng lãnh đạo của mình, tiếp theo là bạn sẽ không có đủ thời gian để lúc nào cũng chạy theo nhân viên để “chỉ và bảo”, và cuối cùng công việc kinh doanh của bạn đi xuống vì bạn không thể cầm tay chỉ việc mọi nhân viên mọi lúc mọi nơi. Và tất nhiên là bạn cũng không dành được thời gian để xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững.
Nếu bạn đang phải làm việc 12-16 tiếng mỗi ngày, lúc nào cũng phải “chỉ và bảo” nhân viên phải làm gì, và dành thời gian để chỉnh sửa lỗi sai của họ, thì đó là lúc bạn cần đến đòn bẩy cho doanh nghiệp.
Tại sao doanh nghiệp không phát triển thành công khi thiếu đòn bẩy?
Trong thời kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, doanh nghiệp mọc lên như nấm, và đa số vẫn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà chủ doanh nghiệp tự làm tự quản. Họ tự tìm khách hàng và phát triển dần doanh nghiệp bằng cách tăng giá. Đầu tiên họ bán dịch vụ khoảng 20USD/giờ, rồi dần dần họ có nhiều khách hàng kín cả tháng. Tiếp theo họ phải tăng giá dịch vụ và mất một số khách hàng không có khả năng chi trả giá cao hơn đó, nhưng bù lại họ nhanh chóng thu hút thêm được những khách hàng mới quan tâm tới chất lượng và uy tín. Vì vậy, người chủ doanh nghiệp lại tăng giá lần nữa và cái vòng tròn này cứ tiếp diễn mãi cho đến khi mức giá của dịch vụ cao hơn những doanh nghiệp khác cùng chất lượng, và doanh nghiệp này bắt đầu phát triển trì trệ.
Khi chủ doanh nghiệp đã định giá cao cho mỗi giờ làm việc của họ, họ sẽ dùng đòn bẩy đầu tiên bằng cách thuê thêm nhân viên. Thông thường họ thuê một người nào đó làm việc hành chính thay cho họ những việc lặt vặt để có thêm thời gian bán dịch vụ. Lúc này người chủ doanh nghiệp chỉ làm thêm một vài giờ thôi, nhưng phải chi trả lương cho nhân viên, chi phí hành chính nên lợi nhuận thực tế thu được lại giảm đi. Cuối cùng, họ phải thuê thêm nhân viên làm những việc họ đang làm, nhưng trả công họ ít hơn cho dịch vụ đó – đó chính là lợi nhuận gia tăng. Nếu cứ để quá trình này diễn ra, người chủ quá bận bịu làm việc sẽ không có thời gian đào tạo và quản lý nhân viên và chất lượng dịch vụ bị kém đi. Hoặc họ không tự trang bị đủ kiến thức hay thực hành những kỹ năng cần thiết để lãnh đạo và quản lý nhân viên, do vậy thời gian làm việc của họ và của nhân viên bị lãng phí.
Xem thêm: Tại sao chủ doanh nghiệp lại cần đòn bẩy kinh doanh
Xây dựng đòn bẩy nhân sự để doanh nghiệp phát triển bền vững
Với những doanh nghiệp tạo đòn bẩy bằng con người, lợi nhuận chính của họ phụ thuộc vào khả năng lãnh đạo và quản lý xuất sắc của người chủ. Lúc này người chủ tự doanh bỗng nhiên trở thành người lãnh đạo và quản lý, nhưng họ thường không nhận ra sự khác biệt về vai trò của họ là gì trong doanh nghiệp. Họ luôn cảm thấy bực tức với nhân viên và với công việc kinh doanh của mình. Họ cần được đào tạo và hỗ trợ về lập kế hoạch, lãnh đạo, cách giao việc và kỹ năng quản lý chung. Mục đích chính vẫn chỉ là tạo đòn bẩy đối với thời gian của họ thông qua nhân viên. Đào tạo một đội ngũ nhân viên kiếm được lợi nhuận từ những việc mà đội ngũ nhân viên tạo ra.
Người chủ doanh nghiệp thành công chính là người nhận biết rõ con đường phát triển thông qua đội ngũ nhân viên của mình. Đó là tuyển dụng đúng người, đào tạo họ (và tiếp tục quá trình đào tạo một cách liên tục), đặt họ vào khuôn khổ hệ thống và cơ cấu của doanh nghiệp. Họ cũng hiểu rõ rằng, nếu họ rảnh bất kỳ một giờ đồng hồ nào, thì tốt nhất là tận dụng giờ đó để tạo động lực và quản lý một nhân viên và từ nhân viên đó tạo ra 10 giờ làm việc có giá trị – chứ đừng để nhân viên đó tự thân làm một mình. Đòn bẩy thông qua đội ngũ nhân viên nghĩa là xây dựng một đội ngũ nhân viên ngày càng chuyên nghiệp hơn sao cho họ có thể tiếp tục tăng bội số nỗ lực của người chủ doanh nghiệp.
Là một người chủ doanh nghiệp, sẽ càng ngày càng có nhiều công việc liên quan đến định hướng, đặt mục tiêu rõ ràng, thuê và đào tạo nhân viên giỏi, và tạo động lực để họ đạt được những mục tiêu đó. Càng làm hiệu quả thì doanh nghiệp càng thu nhiều lợi nhuận và thành công. Trên thực tế, điều này có thể đó lường được bằng cách: công việc của doanh nghiệp vẫn hoạt động trôi chảy mà không cần sự có mặt của người chủ ở đó. Nếu doanh nghiệp của bạn chưa làm tốt vấn đề này, hãy liên hệ với ActionCOACH Hanoi West, gặp những nhà huấn luyện của ActionCOACH Hanoi West trong chương trình chia sẻ không thu phí: 6 bước xây dựng doanh nghiệp hiệu quả. Hi vọng bài viết đã đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Hẹn gặp lại tại sự kiện!