Ai cũng mong muốn được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, thân thiện, công bằng, được tạo điều kiện để phát triển bản thân và kết giao với những người đồng nghiệp thân thiện, chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, công sở lại là môi trường có không ít mâu thuẫn – “drama” mang tới nguồn năng lượng tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và cảm xúc cho nhân viên. Là chủ doanh nghiệp, chúng ta cần làm gì để ngăn chặn những “drama” độc hại đó?

 

Công ty là nơi làm việc, không phải nơi cho những Drama

William Shakespeare từng nói “All the world’s a stage, and all the men and women are merely players: they have their exits and their entrances…”. Xung đột trong cuộc sống là một điều “bất khả kháng”, tuy nhiên việc để những xung đột tồn tại dai dẳng tại nơi làm việc sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả công việc.

 
 

Trong năm 2021, môi trường làm việc kinh doanh đã có nhiều thay đổi lớn: doanh nghiệp đóng cửa tạm thời và cắt giảm nhân sự, mọi người hầu như làm việc theo hình thức online. Nhân viên đã và đang phải thích nghi với thay đổi, biến động của doanh nghiệp. Điều này, vô hình chung tạo ra áp lực và căng thẳng nơi làm việc. Khi căng thẳng gia tăng, nhân viên của bạn sẽ khó có thể bình tĩnh trước những tình huống gây bất lợi với họ. Sự căng thẳng này có thể bùng lên tạo thành “drama” bất cứ lúc nào, đình trệ mọi công việc tại doanh nghiệp. Là chủ doanh nghiệp, bạn có thể cảm nhận được rất rõ không khí này ở tất cả các phòng ban khi có “drama” xảy ra: vô cùng căng thẳng và ngột ngạt. Không phải mâu thuẫn nào cũng diễn ra ngay trước mắt mọi người, nó thường phát triển chậm và âm thầm, từ một tác nhân và bắt đầu lan rộng theo rất nhiều cách thức. Chuyện phiếm văn phòng sẽ là công cụ hữu hiệu cho việc lan truyền những tin đồn để thổi bùng lên thành một “drama”. Hãy nhớ rằng không có tin nhắn nào được nghe bởi hai người theo cùng một cách. Nhân viên của bạn sẽ có những biểu hiện rất điển hình như: xin phép nghỉ ốm, xin từ chức, xin vắng mặt trong các cuộc họp, không đạt KPIs, chất lượng công việc đi xuống…

 

Con số thống kê cho biết: “ Mỗi nhân viên Hoa Kỳ dành ra thời gian 2,8 giờ làm việc/ tuần để giải quyết xung đột nơi làm việc. Nếu cộng lại, chúng ta sẽ mất 359 tỷ đô cho các mâu thuẫn chốn công sở” – theo (Haaff, 2017). Hãy xem xét những con số này trong điều kiện một doanh nghiệp nhỏ với 100 nhân viên. Nếu chỉ có 21% nhân viên tham gia, 79% nhân viên không tham gia vào công việc (tính theo mức lương hàng năm 40.000 đô la), và chi trả khoảng 13.600 đô la cho mỗi nhân viên nghỉ việc (34%), như vậy những mâu thuẫn ở công ty ấy sẽ có giá hơn một triệu đô la chỉ trong một năm!

 

Cách giải quyết “drama” công sở

Khi nhân viên đã quen với môi trường làm việc online tại nhà: yên tĩnh, tách biệt, việc quay lại nơi làm việc nhộn nhịp có thể khiến họ cảm thấy mất tự do. Ngay cả tiếng ồn nhỏ nhất hoặc giọng nói lớn lên cũng có thể gây ra tranh cãi. Bạn sẽ thấy xung đột giữa các nhân viên về vấn đề như: điều chỉnh âm lượng nơi làm việc, tranh luận trong cuộc họp có thể gia tăng nhanh chóng. Với vai trò là lãnh đạo, chỉ có bạn mới giải quyết được vấn đề này một cách triệt để.

 

Nếu các thành viên trong nhóm đã bắt đầu trở lại với thói quen làm việc ‘bình thường’, bạn nên đặt ra các quy tắc tương tác. Khi đại dịch COVID bắt đầu, bạn đã tiến hành việc treo một số biển hướng dẫn, nhắc nhở nhân viên của mình như: rửa tay, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn, thì bây giờ bạn hoàn toàn có thể thay bằng các thông điệp như: “Tôn trọng đồng nghiệp của mình, hãy giảm âm lượng” hoặc “Vui lòng sử dụng tai nghe để tránh làm phiền” để báo hiệu cho mọi người qua đường rằng họ cần chú ý đến môi trường xung quanh. Bạn cũng cần lưu ý một số yếu tố để tránh gây mâu thuẫn nơi công sở như:

– Lãnh đạo không làm gương, làm tròn vai trò của mình

– Tồn tại sự không công bằng hoặc bất bình đẳng

– Quy trình và chính sách giải quyết vấn đề không nhất quán

– Nhân viên thiếu trách nhiệm

– Công ty thiếu minh bạch

 
 

Đương nhiên là bạn sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn những xung đột ở nơi làm việc nhưng bạn có giảm thiểu được phần nào vì hầu như gốc rễ của mọi vấn đề đều xuất phát từ các yếu tố trên. Doanh nghiệp cần quán triệt tinh thần làm việc nhóm cho nhân viên, nhắc nhở họ về vai trò của họ cũng như lặp đi lặp lại 10 nguyên tắc sau:

1. Đặt ra các quy tắc giao tiếp, tương tác rõ ràng

2. Xây dựng một văn hóa công ty không quan tâm đến những lời đàm tiếu và tin đồn

3. Giám đốc điều hành và trưởng nhóm phải mô hình hóa hành vi mà họ mong muốn

4. Khen thưởng cho các thành viên khi có cách ứng xử phù hợp

5. Luôn tôn trọng mọi người trong tổ chức ở mọi cấp độ

6. Không tham gia, vượt qua hoặc châm ngòi cho các bài diễn thuyết, tin đồn hoặc chuyện phiếm có tính phá hoại.

7. Nhất quán giữa lời nói và hành động

8. Có phân cấp giải quyết được xác định rõ ràng để các thành viên trong nhóm hiểu rằng giải quyết xung đột ​​sẽ được xử lý ở tất cả các cấp

9. Cho phép ý kiến phản hồi mang tính tích cực và xây dựng

10. Nhận biết “drama” và quản lý, xử lý khủng hoảng bằng cách thường xuyên quan sát và đánh giá hiệu suất làm việc của mọi người.

 

Xây dựng một đội nhóm năng động và hiệu quả đòi hỏi sự tập trung và cống hiến. Làm việc với một huấn luyện viên kinh doanh chuyên nghiệp có thể giúp bạn đạt được các mục tiêu của đội nhóm. Tìm hiểu thêm về Huấn luyện Doanh nghiệp ActionCOACH. Hãy liên hệ với ActionCOACH Hanoi West và kết nối với một huấn luyện viên kinh doanh phù hợp, chúng tôi cam kết mang lại kết quả tuyệt vời cho doanh nghiệp của bạn.

ActionCOACH Hanoi West – Huấn luyện doanh nghiệp xuất sắc

– Add: Tầng 4, Cầu nối tháp A-B Central Point, 219 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội

– Hotline: 0936 048 848 / 0962968848

– Email: [email protected]

– Fanpage: https://www.facebook.com/ActionCOACHHanoi

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *