Tại sao cần xây dựng đội nhóm chiến thắng?

 

Một trong những lời khuyên tôi thường hay hướng dẫn nhất khi tôi huấn luyện cho bất kỳ chủ doanh nghiệp là hãy tập trung xây dựng một đội nhóm chiến thắng. Lý do tại sao lại thế? Nếu bạn xây dựng được một đội ngũ nhân viên thực sự tự vận động, tự làm việc thì đương nhiên bạn là một nhà lãnh đạo thật sự xuất sắc. Không nhất thiết là bạn đang lãnh đạo một công ty lớn hay nhỏ. Bạn chắc chắn sẽ có rất nhiều thời gian tận hưởng thành quả mà chỉ một nhà lãnh đạo tài ba mới có.

 
 

Làm thế nào để xây dựng một đội nhóm chiến thắng?

 

Cách tuyệt vời nhất là hãy gắn kết mọi nhân viên của bạn với nhau và cùng hướng họ xuôi dòng trên một con thuyền theo định hướng của chính bạn. Khi đó bạn phải đầu tư thời gian và công sức xây dựng lên một đội ngũ mạnh mẽ. Dưới đây là 6 chìa khóa vàng để thực hiện mà thông thường tôi chỉ chia sẻ với những chủ doanh nghiệp tham gia các chương trình huấn luyện doanh nghiệp của ActionCOACH:

 

Lãnh đạo mạnh mẽ: Nhà lãnh đạo yếu kém sẽ dẫn tới đội ngũ nhân viên yếu kém. Chìa khóa đầu tiên để xây dựng đội nhóm chiến thắng là bạn phải nâng cao năng lực lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo tài giỏi thể hiện được khả năng dẫn đường và lôi kéo nhân viên làm việc hết lòng cho bạn và nhà lãnh đạo phải tạo được lòng tin bằng các kỹ năng truyền đạt để hướng mọi nhân viên tập trung vào tầm nhìn và sứ mệnh của mình. Nhà lãnh đạo xuất sắc luôn truyền cảm hứng tính sở hữu trong những đội ngũ nhân viên mà họ xây dựng lên. Hãy làm việc bằng cách xây dựng lòng tin với nhân viên, bắt đầu bằng cách hãy lắng nghe họ, và luôn chứng minh rằng mọi quyết định bạn đưa ra đều dựa trên những gì bạn tin là tốt nhất cho đội ngũ nhân viên.

 

Đặt ra các mục tiêu chung: Đội nhóm chiến thắng cùng hợp tác làm việc hướng tới một mục tiêu đã định. Bạn cẩn phải trả lời câu hỏi, “Chúng ta đang đi tới đâu?” cho đội ngũ của bạn. Một đội nhóm chiến thắng phải có một mục tiêu rõ ràng và một kế hoạch hành động hợp lý để đạt được nó. Mục tiêu tuyệt vời nhất là theo công thức SMART

– Specific: Cụ thể

– Measurable: Đo lường được

– Achievable: Có thể đạt được

– Realistics: Thực tế

– Timebound: Có thời hạn

 

Mục tiêu SMART sẽ không thể đủ để đội ngũ nhân viên toàn tâm toàn ý nếu họ không gắn kết thành một tập thể hợp nhất. Sự cam kết cần thiết này chính là sự đảm bảo tính hiệu quả và tinh thần đồng đội.

 

Giải thích rõ luật chơi (văn hóa doanh nghiệp): Bạn thử tưởng tượng xem sẽ thế nào nếu bạn cố gắng thắng trong một ván cờ nhưng bạn hoàn toàn không hiểu luật chơi. Điều này có vẻ rất đơn giản, bạn chỉ cần hiểu vai trò của mỗi quân cờ và kết hợp các quân cờ lại để có một chiến thuật chơi cờ hợp lý. Nhưng rất kỳ lạ là nhiều chủ doanh nghiệp lại bỏ qua không giải thích luật chơi cho đội ngũ của họ. Điều này gây ra bực tức khó chịu cho nhân viên, làm cho họ rối trí bởi vì những gì họ mong muốn đều không rõ ràng. Liệu bạn đã bao giờ cho nhân viên của bạn biết rõ tầm nhìn của doanh nghiệp bạn là gì chưa? Bạn đã bao giờ đầu tư thời gian xây dựng giá trị cốt lõi và truyền thông về văn hóa doanh nghiệp tới từng nhân viên để họ hiểu rõ và thực hiện chưa? Bạn không thể bắn một mũi tên thẳng đến mục tiêu nếu bạn chưa xác định rõ sân chơi của bạn là gì. Tất nhiên không ai thích luật lệ cả, nhưng nếu bạn đặt chúng vào một tình huống thực tế, những quy tắc này luôn có ý nghĩa. Bạn cần phải giải thích chức năng của các quy tắc. Các quy tắc không phải sinh ra để kiểm soát và áp đặt, mà nó sinh ra là để nêu rõ cơ cấu và mục đích đi tới chiến thắng.

 

Xây dựng một kế hoạch hành động: Những ý tưởng tuyệt vời, một tầm nhìn đầy cảm hứng và thậm chí một đội ngũ nhân viên yêu nghề cũng không tự tạo ra kết quả. Kết qua phải đến thừ hành động. Kế hoạch hành động bạn xây dựng lên phải cấu thành ba yếu tố đơn giản– Làm CÁI GÌ cho AI vào KHI NÀO. Sắp xếp kế hoạch của bạn thành các bước có trình tự logic, giao việc của từng bước cho những nhân viên phù hợp năng lực. Chỉ định trách nhiệm và thời hạn hoàn thành, chỉ vậy thôi bạn đã sẵn sàng bước về phía trước. Hãy luôn kết thúc các buổi họp của bạn bằng một kế hoạch hành động– nói mà không làm thì hiệu quả.

 

Chấp nhận hỗ trợ rủi ro: Một khi bạn đặt ra luật chơi, đội ngũ nhân viên cần phải được khuyến khích sáng tạo trong khuôn khổ những luật chơi đã đề ra. Sự tiến bộ của đội ngũ luôn đạt được bằng cách thử những điều mới, thậm chí nếu điều đó có nghĩa là rủi ro vấp ngã luôn rình rập. Thomas Edison đã từng nói, “Tôi không bao giờ thất bại. Tôi đã tìm ra 10.000 cách không hiệu quả khác nhau”. Nếu Edison không liên tục thử sai, bất chấp mọi thất bại, thì ngày nay chúng ta vẫn ở trong bóng đêm. Với một số người, để tối đa hóa tiềm năng của họ, ta phải cho họ thử những điều mới và có thể mắc sai lầm. Đội nhóm chiến thắng luôn sẵn sàng căng hết mình tới giới hạn tối đa. Không bao giờ để nỗi lo mắc sai lầm hay thất bại vướng bận. Bạn phải học cách đón chào những giải pháp khác nhau cho những thử thách và khuyến khích những lối tư duy đa chiều. Khi bạn và đội nhóm chiến thắng của bạn đã nắm bắt được rủi ro, bạn sẽ tận hưởng được thành quả mà đội ngũ và công việc kinh doanh của bạn đem lại. Tất nhiên, chấp nhận rủi ro chỉ hiệu quả khi bạn có một khả năng lãnh đạo mạnh mẽ, chia sẻ mục tiêu và có luật chơi rõ ràng.

 

Gắn kết mọi người vào đội ngũ của bạn: Đội nhóm chiến thắng được tạo ra khi mỗi thành viên hiểu rằng họ được toàn đội chào đón và mỗi nhân viên đều phải cam kết tham gia 100%. Một số nhân viên cần phải thay đổi nhanh chóng hoặc ra đi. Dù điều đó nghe có vẻ rất thô bạo, nhưng nó là vì lợi ích chung tốt nhất cho đội nhóm chiến thắng và công việc kinh doanh của bạn, và đương nhiên nó cũng tốt cho cả người ra đi (nếu người đó không cam kết 100%).

 

Hy vọng bạn sẽ áp dụng được những kiến thức này để xây dựng đội ngũ nhân viên thực sự hiệu quả để đưa doanh nghiệp của bạn đi tới thành công. Tôi luôn đam mê tạo ra sự thịnh vượng, do vậy bạn hãy liên hệ với tôi nếu cần chia sẻ hoặc bạn có thể trao đổi bằng cách comment ở phần dưới bài viết này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *