Nhà lãnh đạo thành công không chỉ thành thạo các kỹ năng kỹ thuật mà còn phải thành thạo các kỹ năng mềm. Các kỹ năng mềm như đàm phán, xây dựng tinh thần và duy trì mối quan hệ là chìa khóa thành công của một nhà lãnh đạo. Dưới đây là 13 kỹ năng mềm cần có được tổng hợp trên Resourceful Manager– một trang web dành riêng cho các nhà quản lý, lãnh đạo.



1. Khả năng lắng nghe

Những người giao tiếp giỏi nhất không chỉ có kỹ năng nói lên suy nghĩ của chính họ, họ còn là những người lắng nghe tuyệt vời. Chúng ta vẫn thường cho rằng đã là nhà lãnh đạo thì cần “ăn to nói lớn”, lời nói của họ phải mang tính chất răn đe và sức mạnh quyền lực. Tuy nhiên, sự lắng nghe quan trọng hơn nhiều khi bạn đã ở trên một vị trí cao nhất không ai với tới. Để thành công, lãnh đạo phải hiểu được tầm quan trọng của việc lắng nghe suy nghĩ và ý tưởng của người khác.


2. Khả năng giao tiếp tốt

Khả năng giao tiếp tốt là điều cần thiết để hình thành và duy trì các mối quan hệ. Giao tiếp với phép lịch sự, thể hiện sự tự tin vfa tránh sử dụng những ngôn ngữ khó hiểu là điều mà các nhà lãnh đạo dùng để quản lý nhân viên hiệu quả và xây dựng những mối quan hệ làm ăn.


3. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể của một người thường có thể quan trọng hơn những gì người đó thực sự nói. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, khi chúng ta tranh luận, những ngôn từ chúng ta sử dụng chỉ các tác động đến 7% người nghe mà thôi trong khi đó, ngôn ngữ cơ thể chiếm 55%.



4. Đưa tin xấu khéo léo

Không ai muốn trở thành người mang tin xấu nhưng bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng cần hiểu được rằng những tin xấu bất ngờ luôn có thể xảy ra và đó là một  phần của công việc. Khả năng đưa những tin tức không hay một cách khéo léo là điều tạo nên nhà lãnh đạo giỏi khác biệt.

5. Biết cách nói không

Biết cách nói không với mọi người là một dấu hiệu của giao tiếp tốt. Khả năng từ chối những đóng góp và ý tưởng của nhân viên là điều rất quan trọng mà các nhà lãnh đạo cần phải làm được. Bởi không phải sáng kiến đóng góp nào cũng phù hợp với công ty và khi nói không bạn cũng cần hết sức khôn khéo.


6. Biết cách tìm ra giải pháp

Các nhà lãnh đạo có kỹ năng đàm phán tốt sẽ biết cách tìm ra giải pháp phù hợp với tất cả mọi người. Đứng ở vị trí cao nhất, có khả năng lãnh đạo người khác nhưng bạn vẫn bắt buộc phải đàm phán với khách hàng, bạn bè, gia đình và thậm chí là nhân viên. Đàm phán thành công là khi bạn có thể giải quyết vấn đề của chính bạn và đưa ra được những giải pháp cho người khác.


7. Kết nối với nhân viên và đồng nghiệp


Luôn sử dụng tên của mọi người khi nói chuyện với họ, thể hiện sự quan tâm đến cuộc sống của nhân viên, bày tỏ sự đánh giá cao và ghi nhận những đóng góp và làm cho đồng nghiệp của bạn cảm thấy họ quan trọng. Mối quan hệ thân mật giữa người quản lý và nhân viên của họ là hoàn toàn cần thiết để tạo ra một môi trường làm việc gắn kết và hiệu quả.


8. Luôn tôn trọng nhân viên

Nhà lãnh đạo có thể chỉ trích nhân viên khi họ làm việc sai hoặc không hiệu quả nhưng vẫn phải giữ thái độ tôn trọng với họ. Bạn có thể gọi riêng họ để nói chuyện và tuyệt đối hãy nhớ đừng chỉ tay vào mặt nhân viên – đó là điều bất lịch sự và xúc phạm đỉnh điểm với nhân viên.


9. Biết cách trị nhân viên thích “nổi loạn”

Các nhà lãnh đạo phải biết cách đối phó với những nhân viên khó tính mà hành vi và thái độ của họ có thể gây nguy hiểm cho sự hài hòa nơi làm việc. Bạn phải biết cách đối phó với những nhân viên này, bởi khả năng lãnh đạo của bạn sẽ được đánh giá thông qua việc xử lý tình huống.


10.  Không cá nhân hóa trong công việc

Bạn nên tạo sự cân bằng giữa ranh giới cuộc sống công việc và cuộc sống cá nhân. Đó là kỹ năng mềm nhà lãnh đạo nhất định phải có. Để công tư phân minh các nhà lãnh đạo nên thiết lập ranh giới rõ ràng nếu bạn làm việc với bạn bè và công bằng với tất cả các nhân viên cấp dưới.


11. Thích nghi với những thay đổi

Nhà lãnh đạo giỏi phải thích nghi được với những thay đổi. Trong môi trường làm việc chuyên nghiệp khi có điều thay đổi xảy ra, nhản viên sẽ tìm đến sếp để được lắng nghe, chia sẻ và có cảm giác trấn an.

12. Giao tiếp và cư xử luôn đi đôi với nhau

Cư xử tốt sẽ tạo được mối quan hệ tích cực với nhân viên và nhân viên sẽ nhìn vào người lãnh đạo để học tập và noi theo. Điều đó được thể hiện, lãnh đạo tôn trọng thời gian của nhân viên và thường đến sớm trong các cuộc họp, không sử dụng điện thoại cá nhân, không ngắt lời nhân viên và biết nói cám ơn, xin lỗi khi cần.


13. Tạo dựng được tinh thần làm việc cho nhân viên

Một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của các nhà lãnh đạo là xây dựng và duy trì tinh thần tại nơi làm việc. Nhân viên ở mọi công ty đều có lúc chán nản và căng thẳng, họ cần một người lãnh đạo mạnh mẽ, ưu tiên cho nhu cầu, mong muốn của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *